Trục các đăng là một bộ phận thuộc hệ thống truyền động trong xe ô tô. Hãy cùng tim hiểu về trục các đăng để giúp bạn sử dụng xe tốt hơn
Trục các đăng là gì?
Tìm hiểu về Trục các đăng là một bộ phận thuộc hệ thống truyền động trong xe ô tô. Sau một thời gian sử dụng, trục các đăng chắc chắn sẽ xuất hiện hư hỏng. Nhưng dấu hiệu là gì? Bài viết dưới đây sẽ cùng cấp cho độc giả những triệu chứng hư hỏng của trục các đăng và cách kiểm tra cơ bản nhất.
Cấu tạo của trục các đăng
Trục các đăng được cấu thành từ hai bộ phận: trục các đăng và khớp các đăng. Trục các đăng có hình dáng là một thanh kim loại dài có tác dụng truyền mô-men. Khớp các đăng vừa để truyền mô-men vừa để thay đổi phương truyền. Một bộ truyền động thông thường bao gồm ít nhất 2 trục các đăng kết hợp với một hoặc nhiều khớp các đăng.
Do trục các đăng không được hỗ trợ bởi giá đỡ nên đòi hỏi trục phải được làm bằng vật liệu đủ cứng cáp, chịu lực tốt để chịu được lực tác động trong động cơ xe ô tô.
Về nguyên tắc, một bộ truyền động các đăng tiêu chuẩn phải đảm bảo được vận tốc góc của trục ra và vào phải hoàn toàn giống nhau dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nguyên lý hoạt động của trục các đăng
Trục các đăng như đã nói ở trên có nhiệm vụ truyền lực giữa các bộ phận có chuyển động cách xa nhau.
Với một số trục các đăng được thiết kế hình trụ dài nhưng không đúc thành khối để có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với các truyền động mà khoảng cách không cố định.
Vị trí trục các đăng trên xe ô tô
Các xe ô tô hiện nay đều được trang bị trục các-đăng ở 3 vị trí chính:
- Vị trí thứ nhất là nối từ trục ra của hộp số chính tới trục vào của bộ bánh răng quả dứa của bộ truyền động cầu xe.
- Vị trí thứ 2 của trục các-đăng là nối từ trục ra của bộ truyền động cầu xe tới bánh xe dẫn hướng.
- Vị trí thứ 3 là nằm ở hệ thống lái của xe.
Với mỗi loại xe thì trục các-đăng sẽ được thiết kế phù hợp với từng hoạt động của xe.
Các loại truyền động các-đăng
Theo cấu tạo của trục các đăng
- Trục rỗng. Trục rỗng có ưu điểm nổi trội là khối lượng nhỏ, số vòng quay nguy hiểm (giới hạn số vòng các đăng có thể bị đứt gãy) lớn, linh hoạt được độ dài. Nhược điểm duy nhất là quá lớn nên chỉ phù hợp lắp đặt ở các vị trí thoải mái về mặt không gian
- Trục đặc. Trục đặc có ưu điểm nhỏ gọn nên thường được sử dụng ở các vị trí có không gian hẹp. Nhược điểm cũng ngược lại với trục rỗng: không thay đổi được độ dài và số vòng quay nguy hiểm thấp.
Theo cấu tạo khớp các đăng
- Khớp các đăng mềm: đối với loại khớp dạng này thì thường được coi là trục các đăng. Chất liệu làm bằng cao su và có chiều dài rất ngắn (từ 20-30mm). Các trường hợp dùng khớp các đăng mềm thường nhằm mục đích nối dài trục các đăng
Ưu điểm chính của khớp các đăng mềm so với các loại khớp khác ở chỗ kết cấu đơn giản, ít cần chăm sóc, bảo dưỡng. Tuy nhiên loại này cần phải có độ bền cơ học cao, ít chịu tác động của môi trường.
- Khớp các-đăng cứng: là loại khớp được sử dụng chủ yếu trên ôtô bởi ưu điểm là có độ bền cao. Khớp cần được bảo hành và chăm sóc thường xuyên bởi có cấu tạo phức tạp.
Theo đặc tính tốc độ góc của khớp các-đăng
- Khớp các đăng đồng tốc thường được bố trí ở những nơi có không gian có giới hạn. Bộ truyền động các đăng sử dụng phần lớn chỉ bao gồm một trục vào, một trục ra và một khớp.
Ưu điểm là khớp các đăng có kết cấu đơn giản nhưng hiệu suất truyền động cao. Nhược điểm duy nhất là yêu cầu kỹ năng chế tạo với độ chính xác rất cao, vật liệu tốt và giá thành thường không rẻ.
- Khớp các đăng khác tốc có kết cấu khá đơn giản, giá thành rẻ hơn và thường dùng trong trường hợp góc thay đổi mô-men lớn.
Theo số lượng khớp các-đăng trong bộ truyền
- Loại đơn: Trong bộ truyền động các-đăng chỉ sử dụng một khớp các đăng, chỉ sử dụng cho loại khớp các đăng đồng tốc.
- Loại kép: Thường được sử dụng trong trường hợp truyền mô-men xoắn giữa hai cụm có khoảng cách lớn. Lợi các đăng này sử dụng loại khớp các-đăng khác tốc hoặc kết hợp giữa khớp các-đăng khác tốc và đồng tốc. Tuy nhiên, số lượng khớp các-đăng khác tốc dùng phải là số lượng chẵn
Dấu hiệu hư hỏng chính của trục các đăng:
Khi bạn đang lái xe nếu nghe thấy tiếng kim loại va đập vào nhau thì đây là một dấu hiệu để người tài xế biết là phần trục các đăng đang gặp vấn đề.
Thậm chí người lái khi tăng tốc hoặc giảm tốc mà nghe thấy tiếng “cót két”. Nguyên nhân có thể do các khớp chữ thập trên trục các đăng bị vỡ, hết mỡ bôi trơn hoặc vòng bi đũa chữ thập bị mẻ.
Tuy nhiên, không phải ai cũng chú ý đến tiếng ồn này cho đến khi phát hiện ra những hư hỏng. Nếu để tình trạng này tiếp diễn và không có bất cứ biện pháp khắc phục hay sửa chữa nào sẽ khiến xe bị hư hỏng nặng. Có những trường hợp xe đang di chuyển trục các-đăng sẽ bị gãy đôi gây ra tai nạn nghiêm trọng.